Hướng dẫn lắp đặt van bướm

Hướng dẫn lắp đặt van bướm.

Lắp đặt van bướm sao cho hợp lý và phải chuẩn bị những gì để lắp đặt van bướm? Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn Quý khách một cách chi tiết nhất. Chú ý đối với van bướm thì vật tư chuẩn bị để lắp gồm có: 2 mặt bích, Bulong (Có thể gồm bộ 3 hoặc bộ tứ: Thân + Ecu+Long đen phẳng + Có thể thêm long đen vênh) – Loại bulong nên dùng loại mạ sẽ bền hơn hoặc có thể dùng bulong inox cho đảm bảo trong môi trường nước thải hoặc hóa chất. 2 chiếc cà lê tương đương với đường kính bulong.

Thông thường bulong có thông số là MaxL. Trong đó a là kích thước eku còn L là chiều dài (mm). Ví dụ M20x80.  – Cách chọn cà lê theo bulong: Theo mình được biết thì bulong X 1.7 la ra kích cở của cờ lê đó bạn.

Ví dụ bulong M10 thì để mở được thì chọn cà lê có kích thước là 10×1.7=17. Tức là chọn cà lê 17.

Quý khách vui lòng xem thêm bài viết tại  Van bướm là gì? Để hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm. Nên chọn van bướm của hiệu Van ARV.

Lắp đặt van bướm, hướng dẫn bảo trì van bướm, Van bướm bị kẹt

   Vậy các làm vật tư đang quan tâm câu hỏi là: Khi lắt đặt van bướm thì số bulong được tính như thế nào. Trên van bướm thường có có 2 loại phổ biến là kiểu wafer tức là kiểu kẹp và kiểu flanged là kiểu có sẵn 2 mặt bích rồi. Kiểu wafer vẫn được sử dụng phổ biến vì nó áp dụng được cho size từ DN50 đến DN400 còn những size lớn hơn thì hay sử dụng kiểu flanged.

   Đối với những dự án chủ đầu tư dễ dàng thì kiểu wafer có 4 tai thì có thể lắp chỉ cần 4 bộ bulong nhưng chỉ nên áp dụng với những đường ống kích cỡ bé. Chứ những đường ống kích cỡ lớn nên lắp cho đủ số bulong = với số lỗ của mặt bích giúp cho khỏe hơn.

Hình ảnh thể hiện van bướm arv có 4 tai:

Van bướm ARV Malaysia

 

   Chú ý riêng khi lắp đặt van bướm thì không cần thêm gioăng cao su. Vì bản thân gioăng làm kín giữa thân van và lá van sẽ nhô lên làm gioăng. Chính vì vậy nên chọn van bướm tốt để có được cái gioăng tốt sẽ làm cho van được kín hơn.

Vận hành van bướm:

Van bướm có 3 kiểu vận hành: Tay gạt, Hộp số và điều khiển điện.

– Van bướm tay gạt

Loại van tay gạt được sử dụng trực tiếp nên chỉ được vận hành cho những đường ống có kích cỡ nhỏ. Thông thường đường ống có kích cỡ từ DN50 đến DN200.

– Van bướm đóng mở bằng hộp số.

Là loại van bướm đóng mở có thêm bộ hộp số trợ lực. Thông thường kích cỡ từ DN150 đến DN400

Van bướm điều khiển điện.

Van bướm được vận hành bằng nguồn điện. Có 2 loại là điều khiển ON OF và điều khiển tuyến tính. Dòng điện sử dụng để điều khiển là: 24V, 220V, 380V.

   Vì góc mở của van là 0 đến 90 độ. Khi đó góc hợp bởi lá van và trục van là 0 độ thì van đóng hoàn toàn và lá van hợp với trục van là 90 độ thì van mở hoàn toàn. Mà dưới áp lực của nước rất lớn nên chú ý nên để đảm bảo van bướm được bền nên để góc 90 độ để giảm thiểu tối đa lực cản ở đây là áp lực nước tác dụng lên lá van sẽ giúp cho trục van không ảnh hưởng và không bị dơ trong quá trình vận hành.

Phân loại van bướm. xa den

  • Van bướm tay gạt.
  • Van bướm tay quay.
  • Van bướm hai mặt bích.
  • Van bướm tín hiệu điện.
  • Van bướm điều khiển điện.

Từ phân loại này chúng ta sẽ hình dùng được hình dáng kích thước từng loại van và chọn giải pháp lắt đặt van bướm được hiệu quả kinh tế hơn.

Quý khách cần hỗ trợ về  Báo giá van bướm cũng như tư vấn lắp đặt. Và hướng dẫn vận hành van bướm vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Copyright@ – Bản quyền bài viết thuộc về Bluetech Việt Nam

KS. Trần Tùng

Ban Biên Tập Tin Tức: Bluetech